Chắc các bạn không còn xa lạ gì với chiếc mặt nạ huyền thoại này, nhưng chưa chắc ai cũng biết được hết ý nghĩa của nó, đa số các bạn biết đến nó như là biểu tượng của nhóm hacker nổi tiếng Anonymous.
Guy Fawkes (Chúng tôi sưu tầm bài này để nhắc nhở các bạn ý nghĩa thực sự của nó)Hình vẽ trên mặt nạ Guy Fawkes là khuôn mặt trắng bệch với nụ cười mỉm đầy bí ẩn của một người đàn ông trung niên nước Anh. Một sinh viên tên Steve chia sẻ: “Nếu bạn nhìn kỹ chiếc mặt nạ sẽ có cảm giác khuôn mặt này thực ra không cười, mà chỉ chất chứa toàn nỗi buồn”. Mặt nạ này bắt nguồn từ nước Anh và cái tên Guy Fawkes khởi nguồn từ câu chuyện từng gây chấn động lịch sử trong thế kỷ 17.
"Mặt nạ Guy Fawkes, biểu tượng của “bạo lực cách mạng” 400 năm trước đã trở thành mặt nạ thị uy của người phương Tây hiện đại"
Sinh ra ở thành phố York, Guy Fawkes cảm thấy bất mãn với sự thống trị của hoàng gia. Ngày 5/11/1605, Fawkes cùng với các bạn của mình đã chôn 36 thùng thuốc nổ dưới nền gạch của tòa nhà quốc hội ở London, dự định ám sát vua James I. Trước khi cuộc họp quốc hội diễn ra vài giờ, thị vệ của vua James I phát hiện ra Guy Fawkes và thuốc nổ ở lối vào hầm. Âm mưu ám sát bằng thuốc nổ hoàn toàn bại lộ. Guy Fawkes mặc dù không phải là chủ mưu nhưng vẫn phải bị coi là người châm ngòi nổ thuốc súng. Năm 1606, Fawkes bị kết tội phản quốc, chịu hình phạt ở mức cao nhất là treo cổ, móc lấy nội tạng và cho xe kéo lê khắp phố phường. Thi thể của ông được đưa đến bốn vùng của nước Anh để mọi người tận mắt chứng kiến. Nhà vua hy vọng Fawkes trước khi chết có thể nói ra những câu tỏ ra khuất phục, nhưng đáp lại, ông vẫn giữ gương mặt có nét biểu cảm cười mà như không cười đẩy vẻ bí ẩn.
Năm 1981, họa sĩ truyện tranh Alan Moore trên một tạp chí truyện tranh đã cho đăng tác phẩm “V for vendetta”, khiến nhân vật Guy Fawkes từ lâu bị người dân Anh quên lãng bỗng sống dậy với sự thần bí và chất chứa đầy hận thù. Dưới ngòi bút của Moore, nhân vật có biệt danh V với chiếc mặt nạ luôn thể hiện một nụ cười lạnh lùng đến khó hiểu, vận chiếc áo choàng đen, đầu đội mũ phớt chóp nhọn đã trở thành một hiệp sĩ luôn đối đầu với chính phủ cầm quyền. Cuốn truyện xuất bản được 26 tuần thì bị dừng, nhưng 5 năm sau lại được phép lưu hành.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, câu chuyện này còn được hai anh em đạo diễn người Mỹ Wachowski dựng thành bộ phim khoa học viễn tưởng “The Matrix”. Tiếp đó, một bộ phim có sức vang lớn với công chúng “V for vendetta” cũng được trình chiếu rộng rãi vào năm 2006. Từ đó, chiếc mặt nạ Guy Fawkes trở nên nổi tiếng khắp toàn cầu.
Về lai lịch của Guy Fawkes, người Anh thậm chí đã đưa vào giáo trình cho học sinh trung học và coi đó là một phần không thể thiếu trong kiến thức lịch sử mà mỗi người dân Anh cần biết. Ngày 5/11 hằng năm được xem là “đêm của Guy Fawkes”. Vào mỗi dịp này, toàn nước Anh đều bắn pháo hoa, mọi người cùng tụ tập hát vang bài “Hãy nhớ” của ban nhạc The Beatles. Trong bài hát có câu: “Hãy nhớ, hãy nhớ ngày 5/11”…
Người dân địa phương cho biết, ý nghĩa của việc bắn pháo hoa là để nhắc nhở rằng nước Anh từng tránh được một đại họa khủng bố, nhưng mặt khác cũng để tưởng nhớ đến người muốn dùng bạo lực để lật đổ thể chế mà anh ta thấy bất mãn. Ở ý nghĩa đó, người Anh muốn thế hệ sau nhớ đến tên của một vị hiệp sĩ dám hành động vì lý tưởng của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét